Nhiều khu vực TP Yên Bái đang ngập sâu do đêm 8/9 nước sông Hồng dâng nhanh trên báo động 3. Các phường Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh ngập 2 mét. Khoảng 2.400 hộ dân phải di dời, trọng điểm Hồng Hà 1.452 hộ; Nguyễn Thái Học 100 hộ... Giao thông tắc nghẽn, chia cắt ở khu vực chợ, ga Yên Bái, bến xe cũ.
Từ đêm 8/9 đến 9/9 lượng mưa phổ biến tại tỉnh này 50-150 mm. Một số nơi rất cao như Tân Phượng 491 mm; An Phú 405 mm; Lâm Thượng 359 mm; Liễu Đô 344 mm; Khánh Thiện 341 mm… Lũ trên sông Thao tiếp tục lên, mực nước lúc 18h là 34,24m, vượt báo động 3 là 2,24m.
Nhiều khu vực TP Yên Bái đang ngập sâu do đêm 8/9 nước sông Hồng dâng nhanh trên báo động 3. Các phường Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh ngập 2 mét. Khoảng 2.400 hộ dân phải di dời, trọng điểm Hồng Hà 1.452 hộ; Nguyễn Thái Học 100 hộ... Giao thông tắc nghẽn, chia cắt ở khu vực chợ, ga Yên Bái, bến xe cũ.
Từ đêm 8/9 đến 9/9 lượng mưa phổ biến tại tỉnh này 50-150 mm. Một số nơi rất cao như Tân Phượng 491 mm; An Phú 405 mm; Lâm Thượng 359 mm; Liễu Đô 344 mm; Khánh Thiện 341 mm… Lũ trên sông Thao tiếp tục lên, mực nước lúc 18h là 34,24m, vượt báo động 3 là 2,24m.
Phường Yên Ninh có hơn 315 hộ với 900 nhân khẩu thì 82 hộ di dời tạm thời. Ông Lương Xuân Quyết, Chủ tịch UBND phường Yên Ninh cho biết chiều nay, nơi ngập cao nhất lên tới hơn 2 m. Từ đêm qua, phường đã sơ tán dân khỏi những nơi nguy hiểm, hỗ trợ các gia đình di dời tài sản. Một số hộ vẫn còn người khoẻ mạnh ở lại để trông coi tài sản.
Phường Yên Ninh có hơn 315 hộ với 900 nhân khẩu thì 82 hộ di dời tạm thời. Ông Lương Xuân Quyết, Chủ tịch UBND phường Yên Ninh cho biết chiều nay, nơi ngập cao nhất lên tới hơn 2 m. Từ đêm qua, phường đã sơ tán dân khỏi những nơi nguy hiểm, hỗ trợ các gia đình di dời tài sản. Một số hộ vẫn còn người khoẻ mạnh ở lại để trông coi tài sản.
Nhiều người dân cho biết năm 2008 từng ngập với mức nước sâu tương tự nhưng không có khả năng dâng nhanh và có nguy cơ lên tiếp như năm nay.
Ông Trần Ngọc Long từ 22h hôm qua chạy lụt giúp hàng xóm tới 2h sáng 9/9 mới trở về. Người đàn ông 50 tuổi đi ngủ, tự tin nhà mình cao không ngập nhưng sáng mở mắt thấy nước dâng. Ông chủ tiệm sơn trên đường Điện Biên cùng người làm hối hả kê cao hàng hoá. Buổi chiều, nước mấp mé tới sàn nhà và tiếp tục dâng khi trời mưa rào. “Đêm nay chắc khối phố không ai dám ngủ để canh nước lên”, ông nói.
Nhiều người dân cho biết năm 2008 từng ngập với mức nước sâu tương tự nhưng không có khả năng dâng nhanh và có nguy cơ lên tiếp như năm nay.
Ông Trần Ngọc Long từ 22h hôm qua chạy lụt giúp hàng xóm tới 2h sáng 9/9 mới trở về. Người đàn ông 50 tuổi đi ngủ, tự tin nhà mình cao không ngập nhưng sáng mở mắt thấy nước dâng. Ông chủ tiệm sơn trên đường Điện Biên cùng người làm hối hả kê cao hàng hoá. Buổi chiều, nước mấp mé tới sàn nhà và tiếp tục dâng khi trời mưa rào. “Đêm nay chắc khối phố không ai dám ngủ để canh nước lên”, ông nói.
Hai chị em Nguyễn Thu Hà và Nguyễn Hà Linh, lớp 7 Trường THCS Yên Ninh, bó gối nhìn nước mấp mé ngồi bên hiên, ví con đường ngập trước nhà như “bể bơi vô cực”. Cặp sinh đôi nghỉ học từ thứ bảy tuần trước khi bão Yagi đổ bộ đến hôm nay và chưa biết bao giờ đi học lại. Bữa trưa ngày lũ của hai cô học trò là cháo, tối bánh mì vì toàn khu vực đã cắt điện từ tối qua.
Hai chị em Nguyễn Thu Hà và Nguyễn Hà Linh, lớp 7 Trường THCS Yên Ninh, bó gối nhìn nước mấp mé ngồi bên hiên, ví con đường ngập trước nhà như “bể bơi vô cực”. Cặp sinh đôi nghỉ học từ thứ bảy tuần trước khi bão Yagi đổ bộ đến hôm nay và chưa biết bao giờ đi học lại. Bữa trưa ngày lũ của hai cô học trò là cháo, tối bánh mì vì toàn khu vực đã cắt điện từ tối qua.
Hơn 200 suất ăn tối được chính quyền, người dân vùng cạn tập kết tại đầu đường Điện Biên và cầu Bách Lẫm, vận chuyển bằng xuồng, thùng xốp len lỏi vào từng khu dân cư.
Hơn 200 suất ăn tối được chính quyền, người dân vùng cạn tập kết tại đầu đường Điện Biên và cầu Bách Lẫm, vận chuyển bằng xuồng, thùng xốp len lỏi vào từng khu dân cư.
Ngoài đoàn thể chính quyền địa phương, nhiều cá nhân trên địa bàn góp hàng trăm suất ăn. Anh Vũ Ngọc Sơn, phụ trách một quán cơm 0 đồng ở TP Yên Bái, trong ngày 9/9 góp 300 suất ăn tiếp tế vào phường Hồng Hà. Các hộp được xếp gọn vào thùng xốp, phủ nilon và chuyển qua xuồng máy để vận chuyển vào nơi ngập sâu. Đồ ăn có thịt, trứng, măng, đậu, rau. Nhóm tiếp tế tới khi nào hết ngập thì ngừng.
Ngoài đoàn thể chính quyền địa phương, nhiều cá nhân trên địa bàn góp hàng trăm suất ăn. Anh Vũ Ngọc Sơn, phụ trách một quán cơm 0 đồng ở TP Yên Bái, trong ngày 9/9 góp 300 suất ăn tiếp tế vào phường Hồng Hà. Các hộp được xếp gọn vào thùng xốp, phủ nilon và chuyển qua xuồng máy để vận chuyển vào nơi ngập sâu. Đồ ăn có thịt, trứng, măng, đậu, rau. Nhóm tiếp tế tới khi nào hết ngập thì ngừng.
Toàn phường có ba chiếc xuồng làm phương tiện di chuyển chính để phát lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị cô lập bởi lũ.
Toàn phường có ba chiếc xuồng làm phương tiện di chuyển chính để phát lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị cô lập bởi lũ.
Người dân Tổ 1 nhận cơm tiếp tế. Khu vực đường tàu nước ngập tới sàn, một số hộ còn bám trụ lại.
Người dân Tổ 1 nhận cơm tiếp tế. Khu vực đường tàu nước ngập tới sàn, một số hộ còn bám trụ lại.
Nhận được xôi của dân quân lúc hơn 18h, ông Cấn Văn Ngọc, 82 tuổi, nói "mừng quá" vì từ sáng đến giờ ông và người vợ 75 tuổi vẫn chưa ăn gì. Ông cho biết tuổi cao, lại bị thấp khớp nên không đi đâu được, chỉ có thể đợi cứu trợ. "Các anh giúp cho đêm nay, đêm mai nữa, chứ tối qua tôi lo cả đêm không ngủ được", ông nói với lực lượng hỗ trợ.
Nhận được xôi của dân quân lúc hơn 18h, ông Cấn Văn Ngọc, 82 tuổi, nói "mừng quá" vì từ sáng đến giờ ông và người vợ 75 tuổi vẫn chưa ăn gì. Ông cho biết tuổi cao, lại bị thấp khớp nên không đi đâu được, chỉ có thể đợi cứu trợ. "Các anh giúp cho đêm nay, đêm mai nữa, chứ tối qua tôi lo cả đêm không ngủ được", ông nói với lực lượng hỗ trợ.
Sau khi phát hàng trăm suất cơm cho các hộ gia đình, dân quân phường Yên Ninh vào các nhà đón thêm người trong khu ngập sâu ra vùng cao hơn bởi dự báo có mưa lớn về đêm.
Sau khi phát hàng trăm suất cơm cho các hộ gia đình, dân quân phường Yên Ninh vào các nhà đón thêm người trong khu ngập sâu ra vùng cao hơn bởi dự báo có mưa lớn về đêm.
Nhiều nơi mất điện khiến sinh hoạt đảo lộn.
"Nước có thể dâng tiếp khiến địa bàn ngập kéo dài. Chúng tôi sẽ rà soát thêm các khu vực ngập để di dân", Chủ tịch Lương Văn Quyết cho hay.
Nhiều nơi mất điện khiến sinh hoạt đảo lộn.
"Nước có thể dâng tiếp khiến địa bàn ngập kéo dài. Chúng tôi sẽ rà soát thêm các khu vực ngập để di dân", Chủ tịch Lương Văn Quyết cho hay.
Người đàn ông đứng ở tầng hai đợi cơm tối, tầng một ngôi nhà nằm trên phố Hồ Xuân Hương đã ngập sâu hơn 2 mét. Đây là nơi ngập sâu nhất phường Yên Ninh.
Người đàn ông đứng ở tầng hai đợi cơm tối, tầng một ngôi nhà nằm trên phố Hồ Xuân Hương đã ngập sâu hơn 2 mét. Đây là nơi ngập sâu nhất phường Yên Ninh.
19h, Yên Bái mưa lớn, nước cuồn cuộn từ nơi cao đổ về chảy thành dòng lớn trên đường phố. Trước đó một tiếng, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Yên Bái cấm người dân và phương tiện qua cầu Yên Bái, lý trình Km280+500, Quốc lộ 37 đến khi có thông báo mới, trừ các lực lượng làm nhiệm vụ. Phương tiện di chuyển vào địa bàn phía tây của tỉnh và thành phố lưu thông qua cầu Tuần Quán, Bách Lẫm, Giới Phiên hoặc cầu Văn Phú và ngược lại.
Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Yên Bái tới 17h chiều nay, mưa bão khiến 3 người chết do sạt lở đất, 4 người bị thương, thiệt hại hơn 6.000 nhà ở.
19h, Yên Bái mưa lớn, nước cuồn cuộn từ nơi cao đổ về chảy thành dòng lớn trên đường phố. Trước đó một tiếng, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Yên Bái cấm người dân và phương tiện qua cầu Yên Bái, lý trình Km280+500, Quốc lộ 37 đến khi có thông báo mới, trừ các lực lượng làm nhiệm vụ. Phương tiện di chuyển vào địa bàn phía tây của tỉnh và thành phố lưu thông qua cầu Tuần Quán, Bách Lẫm, Giới Phiên hoặc cầu Văn Phú và ngược lại.
Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Yên Bái tới 17h chiều nay, mưa bão khiến 3 người chết do sạt lở đất, 4 người bị thương, thiệt hại hơn 6.000 nhà ở.
Vượt lũ tiếp đồ ăn, chuyển người dân khỏi vùng ngập 2 métDân quân vượt lũ tiếp đồ ăn, đưa người từ vùng ngập đến nơi an toàn. Video: Nhóm phóng viên
Ngọc Thành - Hoàng Phương - Thanh Hằng